Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Vito đi tìm hiểu chi tiết về loại tài liệu này cũng như những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng!

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là gì?

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Codes of Conduct) là loại tài liệu được xây dựng với mục đích triển khai văn hóa cho tổ chức để từ đó tạo nên danh sách quy tắc, nguyên tắc và giá trị nhằm đưa ra những chuẩn mực đạo đức đúng đắn nhất khi ứng xử.

Đồng thời, công cụ này cũng đóng vai trò như “đường dẫn” cho toàn thể nhân sự của công ty khi thực hiện công việc, công tác chuyên môn cũng như công tác hằng ngày tại cơ sở.

Ngoài ra, bộ quy tắc ứng xử còn được xem như “bước đệm”, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong giao tiếp ứng xử, xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín của công ty trong mắt khách hàng, đối tác hay bạn bè quốc tế.

Quy tắc ứng xử tại doanh nghiệp là bộ tài liệu góp phần xây dựng văn hóa tổ chức

Quy tắc ứng xử tại doanh nghiệp là bộ tài liệu góp phần xây dựng văn hóa tổ chức

Vai trò của quy tắc ứng xử đối với doanh nghiệp

Không chỉ giữ vai trò tập hợp các hướng dẫn nội bộ để nhân viên tuân thủ theo, quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp còn là một “tuyên bố” dõng dạc với bên ngoài về những giá trị của tổ chức. Cụ thể, tài liệu này giúp:

  • Định hướng văn hóa cho nội bộ công ty.
  • Nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên.
  • Minh họa giá trị cho doanh nghiệp.

Quy tắc ứng xử có vai trò tập hợp hướng dẫn nội bổ để nhân sự tuân thủ theo

Quy tắc ứng xử có vai trò tập hợp hướng dẫn nội bổ để nhân sự tuân thủ theo

06 bộ quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng phổ biến nhất 06 bộ quy tắc ứng xử, bao gồm:

Bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong tổ chức

  • Văn hóa trao đổi và giao tiếp.
  • Quy định về trang phục khi đi làm.
  • Nghi thức họp và tổ chức chương trình.
  • Cách tự giới thiệu và thuyết trình.
  • Cách sử dụng danh thiếp cá nhân.
  • Chính sách khen thưởng và đãi ngộ.

Bộ quy tắc ứng xử trong công việc

  • Quy định về bảo mật thông tin doanh nghiệp và cá nhân.
  • Cách sử dụng và bảo vệ tài sản chung.
  • Quy định về sao chép, lấy chất xám và đạo nhái.
  • Cách ứng xử khi dự hội thảo, họp phòng ban và công tác.
  • Quy định cách thức điều hành, thực hiện và bảo mật công việc.

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp quy định về cách sử dụng và bảo vệ tài sản

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp quy định về cách sử dụng và bảo vệ tài sản

Bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ với đồng nghiệp

  • Cách cư xử đúng mực, biết lắng nghe và đóng góp ý kiến.
  • Quy định về tinh thần làm việc lịch sự, thoải mái và có trách nhiệm.
  • Quy định về sự tin tưởng, tôn trọng và chân thành trong hợp tác, gắn bó tập thể.

Bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ với lãnh đạo

  • Thái độ lịch sự, nghiêm túc khi giao tiếp với cấp trên.
  • Quy định về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn và không trễ deadline.
  • Cách đóng góp ý kiến trực tiếp, thẳng thắn.
  • Quy định tôn trọng lãnh đạo và có trách nhiệm bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên cũng như doanh nghiệp.

Quy tắc ứng xử với lãnh đạo quy định về cách đóng góp ý kiến của nhân viên

Quy tắc ứng xử với lãnh đạo quy định về cách đóng góp ý kiến của nhân viên

Bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ với khách hàng

  • Dịch vụ hoàn hảo.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Thấu hiểu tâm lý của khách hàng.

Bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ với quốc gia, chính phủ và nền kinh tế

  • Quy định về trách nhiệm rõ ràng với xã hội:
    • Quy tắc ứng xử với ban ngành, đoàn thể.
    • Quy tắc ứng xử với cán bộ thuộc các ban ngành, đoàn thể nêu trên.
  • Quy tắc ứng xử đối với nền kinh tế của quốc gia:
    • Quy tắc ứng xử với ban ngành, đoàn thể.
    • Quy tắc ứng xử với cán bộ thuộc các ban ngành, đoàn thể nêu trên.

Quy tắc ứng xử với quốc gia quy định về trách nhiệm của cá nhân với xã hội

Quy tắc ứng xử với quốc gia quy định về trách nhiệm của cá nhân với xã hội

Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp

Để việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp đạt hiệu quả tối đa, trong suốt quá trình này, nhà quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

  • Sứ mệnh, tầm nhìn tương lai và giá trị cốt lõi của tổ chức.
  • Phạm vi khuôn khổ pháp lý và tiêu chuẩn ngành.
  • Nguyên tắc ứng xử nền tảng trong tổ chức.
  • Những hành vi nên và không nên làm.
  • Chương trình hành động.
  • Phát hiện và chính sách xử lý hành vi vi phạm trong tổ chức.

Việc xây dựng quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản

Việc xây dựng quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản

Tổng kết

Nhìn chung, bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp cần phải được xây dựng dựa trên cơ sở luôn đổi mới, hiệu quả cao và chú trọng vào thực hành. Hy vọng rằng thông qua bài viết do Vito mang tới trên đây, các nhà quản trị đã nắm được những nguyên tắc cơ bản để xây dựng bộ tài liệu hữu ích này cho tổ chức của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *