Phong trào nghệ thuật Bauhaus và những điểm được khai thác trong kiến trúc

Bauhaus là một phong trào nghệ thuật có tầm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống. Trong lối thiết kế kiến trúc, hội họa hay nội thất hiện đại, bạn có thể bắt gặp rất nhiều chi tiết, đặc điểm của phong trào này. Cùng nội thất Vito tìm hiểu chi tiết để hiểu hơn cũng như ứng dụng nhé!

Bắt nguồn từ nước Đức, phong trào nghệ thuật Bauhaus đã có thời gian dài hình thành và phát triển. Cùng với sự cải tiến không ngừng nghỉ, phong trào này ngày càng được biết đến ở nhiều quốc gia. Hơn nữa, đối với trang trí và thiết kế nội thất, phong trào này cũng có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn. Dưới đây là những đặc điểm mà bạn cần biết của phong trào Bauhaus.

Tiền đề của phong cách nghệ thuật Bauhaus 

Xuất phát từ năm 1919, nước Đức là một trong những nước bại trận và chịu thiệt hại nặng nề sau cuộc chiến tranh thế giới. Các lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như nghệ thuật của Đức đều gặp nhiều vấn đề và gần như kiệt quệ sau chiến tranh. Trong tình cảnh phong trào nghệ thuật lỗi thời, cũ kỹ, Walter Gropius – một kiến trúc sư đã mang đến cho các nghệ sĩ Đức một trường phái mới mà sau này thay đổi cả thế giới.

Phong trào Bauhaus hình thành từ nước Đức

Phong trào Bauhaus hình thành từ nước Đức

Ông đã kết hợp mỹ thuật và thủ công cũng như loại bỏ những chi tiết đồng bóng và rườm rà ra khỏi kiến trúc. Từ đó, người ta dần nhận thấy có những công trình thực tiễn và ứng dụng tốt hơn so với phong cách cũ. Cũng từ nước Đức, phong trào đó đã lan tỏa ra toàn thế giới và được đón nhận cho đến ngày nay.

Các giai đoạn phát triển của phong trào Bauhaus

12/4/1919, Gropius được cấp giấy phép thành lập học viện thiết kế Bauhaus từ chính quyền thành phố Weimar (bang Thüringen, Đức). Trường này được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai ngôi trường là Trường Nghệ thuật Thủ công Weimar của Henry van de Velde và Đại học Nghệ thuật Tạo hình của Đại Huân Tước. Học viện Bauhaus được xem như là nơi đặt nền móng cho phong cách Bauhaus. Cái tên này cũng có ý nghĩa là “ngôi nhà của các công trình”.

1919 – 1925: Thời kỳ Weimar được xem là một giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của phong trào nghệ thuật này. Trong thời kỳ này đã có nhiều quan điểm thống nhất giữa kỹ thuật và nghệ thuật, mang đến cho các nghệ sĩ một cái nhìn dễ hiểu nhất để phát triển phong cách này. Cũng từ đó, những kỹ sư, các kiến trúc sư và nhà thiết kế của thế kỷ 20 đã được đào tạo. Hiệu trưởng Weimar Gropius đã có một hệ thống giáo dục trực quan giúp mọi người đón nhận phong cách này nhanh chóng.

Phong trào Bauhaus trải qua nhiều giai đoạn lịch sử

Phong trào Bauhaus trải qua nhiều giai đoạn lịch sử

1925 – 1932: Thời kỳ Dessau là thời kỳ mà Bauhaus được xây dựng lại ở Dessau. Trong thời kỳ này, có những phương pháp giảng dạy mới được áp dụng và cũng đem lại hiệu quả hết sức bất ngờ. Cũng trong giai đoạn đó, khi mở rộng sang chính trị, Bauhaus đã vấp phải rất nhiều áp lực và cuối cùng thì năm 1930, Meyer phải từ chức để lại vị trí cho Mies. Dù vậy, đến tháng 10 năm 1932, khi Phát xít chiếm đóng trường thì Học viện Bauhaus phải đóng cửa.

1932-  1933, thời kỳ này dù đã được chuyển đến hoạt động trong một căn phòng ở Berlin nhưng phong trào Bauhaus vẫn không được chấp nhận và ngày càng ít hoạt động. Vào tháng 8, trường tuyên bố đóng cửa cho đến tháng 11/1933 thì ngôi trường Bauhaus đóng cửa vĩnh viễn.

Những kiến trúc sư nổi bật của phong trào Bauhaus

Walter Gropius

Là một kiến trúc sư nhưng chính ông cũng là người khởi xướng và là hiệu trưởng đầu tiên của học viện Bauhaus. Walter Gropius sinh ngày 18 tháng 5 năm 1883 tại Berlin, Đức và mất ngày 5 tháng 7 năm 1969 tại Massachusetts, Hoa Kỳ. Trong suốt những năm tháng gắn bó cuộc đời mình với phong trào nghệ thuật mới, chính ông đã mang đến những kiến thức thực tiễn và kỹ năng sản xuất vào kiến trúc. Ông có nhiều thành tựu với phong trào này và cũng đã có một số công trình với thiết kế mặt bằng, hình khối, mặt kính,… khi giảng dạy tại Đại học Harvard.

Paul Klee

Gốc là người Thụy Sĩ, Paul Klee là một họa sĩ nhưng cũng có đóng góp không nhỏ cho trường phái nghệ thuật Bauhaus.  Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1879 tại Munchen Buchse, Thụy Sĩ và mất ngày 29 tháng 6 năm 1940 tại Locarno, Thụy Sĩ. Ông là một giảng viên tại trường và có rất nhiều tác phẩm mang lại cảm hứng cho người xem. Với những ký hiệu trừu tượng, đơn giản hay thậm chí chỉ là những vạch đen, ông cũng đã khiến người khác phải liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, ông cũng đã vẽ trên vải bố hoặc dùng sơn phun, những chất liệu mà các nghệ sĩ thời đó không nghĩ đến.

Nhiều kiến trúc sư có thành tựu nổi bật trong phong trào Bauhaus 

Nhiều kiến trúc sư có thành tựu nổi bật trong phong trào Bauhaus 

László Moholy-Nagy

Là một nhà thiết kế, László Moholy-Nagy là người Kỹ gốc Hungary. Ông sinh ngày ngày 20 tháng 7 năm 1895 tại Borsod, Áo-Hungary và mất ngày 24 tháng 11 năm 1946 – Chicago, Illinois. Ngoài ra, ông cũng là một họa sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà làm phim, nhà điêu khắc, nhà lý luận,… Ông có một tư tưởng khá khoáng đạt về thời đại, đồng thời áp dụng những tư tưởng mới, công nghệ mới trong suốt toàn bộ sự nghiệp của mình. Có rất nhiều biểu tượng trong phong trào Bauhaus được ông mang đến vẫn còn ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc và nghệ thuật hiện đại.

Những đặc điểm dễ nhận thấy của phong trào nghệ thuật Bauhaus cho đến ngày nay

Ngay từ giai đoạn đầu phát triển, phong trào này đã giúp con người thay đổi tầm nhìn cũng như có kiến thức mới mẻ về kiến trúc, nghệ thuật. Phong trào này mang tính thoát ly lịch sử và là khởi nguồn của những thiết kế hiện đại hơn. Các công trình kiến trúc, nghệ thuật đều đề cao công năng, đồng thời cân bằng với thẩm mỹ. Như vậy, hình dáng thế giới “không còn mơ hồ” (lời Gropius) mà đã bắt đầu có những góc cạnh, dễ hình dung và cũng dễ ứng dụng ở mọi mặt của đời sống.

Những vật thể được xây dựng hay được tái tạo trong phong trào này đã được sinh viên tìm hiểu về trước đó. Như là nguyên lý cốt lõi, vật liệu, bản chất của nguyên vật liệu,… Nhờ đó, chúng được thiết kế hợp lý, thực tiễn, không quá xa rời. Đó cũng chính là lý do vì sao phong trào Bauhaus ngày càng được nhiều người biết đến và tôn vinh. Rất nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư nổi tiếng thế giới cũng từng tham gia vào phong trào này như: Mies Van der Rohe, Corbusier, Florence Bassett Knoll, Marcel Breuer Eileen Gray,…

Phong cách Bauhaus song hành giữa công năng và thẩm mỹ 

Phong cách Bauhaus song hành giữa công năng và thẩm mỹ 

Nhìn chung, đi theo quan điểm “vẻ đẹp và công năng song hành”, rất nhiều công trình kiến trúc cũng như thiết kế nội thất đã được hình thành trong các thời kỳ phát triển của phong trào nghệ thuật này. Dần dần đã không còn những công trình màu mè với nhiều chi tiết rườm rà mà thay vào đó là những hình khối đơn giản, không họa tiết giúp người nhìn cảm giác được sự hiện đại, gần gũi và dễ chịu. Đặc biệt khi tư tưởng cũ được đổi mới thành “Nghệ thuật và công nghệ – sự kết hợp mới” thì những thiết kế của phong trào Bauhaus đã hoàn toàn gần với kiến trúc hiện đại ngày nay.

Phong trào Bauhaus ảnh hưởng đến kiến trúc và nội thất

Đối với kiến trúc

Phong cách này có tầm quan trọng đối với cách giáo dục cũng như lối kiến trúc hiện đại. Cho đến ngày nay, rất nhiều ngôi trường đào tạo kiến trúc nổi tiếng trên thế giới đều có giảng dạy và có những giáo trình liên quan đến phong trào này. Rất nhiều nhà thiết kế hay kiến trúc sư cũng đã áp dụng thành công những đặc điểm của phong trào này vào thiết kế của mình. Thực tế là có một thời gian khá dài, phong trào Bauhaus cũng là một điểm nhấn của thiết kế hiện đại.

Ở rất nhiều tòa nhà hiện nay, bạn cũng có thể thấy rất nhiều thiết kế mang dạng hình học, góc cạnh độc đáo hay được trang trí nổi bật mà không cần đến hoa văn cầu kỳ. Chỉ bằng vật liệu được chọn lọc hợp lý và những hình khối cơ bản mà đã có thể hình thành nên một công trình lớn và ấn tượng.

Đối với thiết kế đồ họa

Với ngành thiết kế đồ họa, bạn sẽ có thể tìm thấy những kiểu chữ, phông chữ dễ nhìn, trực quan và dễ hiểu. Sử dụng phông chữ này giúp người thiết kế truyền tải được thông điệp rõ ràng và nhanh chóng, đồng thời được người xem đón nhận. Bạn sẽ thấy rất nhiều biển quảng cáo, hình ảnh rất đơn giản nhưng vẫn đọng lại khá lâu trong tâm trí.

Đối với thiết kế và trang trí nội thất 

Những sản phẩm nội thất đầu tiên theo phong cách Bauhaus như: Bộ cờ vua – 1924, Ấm trà bạc – Được thiết kế bởi Marianne Brandy vào năm 1924, Đèn led xây dựng – thiết kế vào năm 1923 – 1924, Đồng hồ đeo tay Max Bill – Max Bill thiết kế năm 1972, Máy pha cà phê 9090 – Richard Sapper thiết kế vào năm 1979, Đồng hồ treo tường Bohner – Matthias Bohner,… Theo sau đó đã có rất nhiều thiết kế khác cực kỳ sáng tạo và tiện dụng.

Phong cách Bauhaus trong trang trí nội thất 

Phong cách Bauhaus trong trang trí nội thất 

Việc kết hợp hài hòa cả công năng và thẩm mỹ trong một sản phẩm đã giúp cho con người có cuộc sống tiện nghi hơn, dễ chịu hơn. Hơn nữa, các sản phẩm nội thất cũng đa dạng hơn về kiểu dáng, kích thước hay chất liệu. Ví dụ như thép không chỉ là lõi của công trình xây dựng như trước mà còn được sử dụng cho thiết kế bàn ghế, đèn cây,… mang lại sự tinh tế và trẻ trung cho từng không gian.

Một ưu điểm nữa của phong trào Bauhaus chính là việc tối giản và đơn giản hóa mọi thứ khiến cho sản xuất hàng loạt được thực hiện dễ dàng hơn. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy tất cả các sản phẩm nội thất cần thiết cho gia đình mình với giá thành khá rẻ. Đây cũng là sự thay đổi tất yếu khi mà nền kinh tế, xã hội và công nghiệp có nhiều biến chuyển như hiện nay.

Cuối cùng, với phong cách này, bạn có thể kết hợp nhiều sản phẩm để có một căn hộ hay một nơi làm việc theo đúng sở thích, cá tính của mình. 

Kết luận

Như vậy là với những thông tin ở trên, các bạn đã hiểu thêm về phong trào nghệ thuật Bauhaus cũng như các điểm nổi bật nhất của phong cách này. Nếu muốn được tư vấn thêm về cách thiết kế nội thất hiện đại, sang trọng thì đừng ngại liên hệ ngay đến nội thất Vito nhé! Vito hiện là đơn vị nhập khẩu nội thất được đánh giá cao tại Hà Nội và trên toàn quốc.

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *