Gỗ trắc được biết là một loại gỗ quý và có ứng dụng tuyệt vời trong sản xuất nội thất. Những sản phẩm làm từ loại gỗ này đều có những tính chất ưu việt cùng với tính thẩm mỹ và phong thủy. Nếu bạn muốn sở hữu những sản phẩm nội thất sang trọng, tinh tế thì cùng nội thất Vito tìm hiểu chi tiết về chất liệu này nhé!
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được làm từ gỗ cây trắc mà bạn có thể tìm thấy. Tuy nhiên, dòng gỗ này cũng có nhiều loại với giá trị khác nhau. Để có thể phân biệt được cũng như sử dụng gỗ đúng cách thì bạn không thể bỏ qua những kiến thức dưới đây.
Đặc điểm sinh thái của cây gỗ trắc
Cây trắc là một loài cây thuộc học Đậu với danh pháp khoa học Dalbergia cochinchinensis. Trong đó, phần cochinchinensis chỉ xuất xứ của loài cây này, nghĩa là Nam Kỳ của Đông Dương (thuộc Pháp cũ). Cây được tìm thấy ở một số nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Việt Nam,… và Nam Phi.
Cây phân bố trên những vùng rừng miền trung Việt Nam như Huế, Quảng Bình, Quảng Trị,… và một số vùng thuộc Nam Bộ. Tại Việt Nam, loài cây này được xếp vào gỗ quý nhóm I, có giá trị kinh tế rất cao nhưng cũng cần được bảo tồn chặt chẽ.
Cây gỗ trắc sống trong những khu rừng thường xanh hoặc rừng rậm rụng lá. Cây trưởng thành ưa sáng trong khi cây con lại thích bóng râm. Loài cây này sinh trưởng ở những vùng đất có độ cao không quá 500 m và tốc độ sinh trưởng chậm.
Cây trắc trưởng thành sẽ có độ cao lên đến 25 m. Đường kính thân cây có thể lên đến 1 m. Gốc cây có bạnh vè, vỏ nhẵn nhụi màu xám nâu. Vỏ cây có nhiều xơ nhưng thớ gỗ bên xong lại khá chắc chắn. Cây trắc có nhiều cành, cành con có những nốt sần lốm đốm. Lá cây trắc kép lông chim, độ dài lá khoảng 15 – 20 cm. Lá cây hình trái xoan, mũi lá nhọn và mỗi cuống có 7 đến 9 lá chét. Hoa trắc là loại hoa lưỡng tính, thường mọc ở nách lá.
Quả đậu mỏng và dài từ 5 – 6 cm. Quả khô và rụng vào mùa hè. Cây non thường có xu hướng nảy mầm ở gần cây mẹ.
Phân loại gỗ trắc
Nhìn chung, gỗ cây trắc được phân loại theo nhiều yếu tố như màu sắc và tính chất, xuất xứ. Và mỗi loại cũng có những đặc điểm riêng để dễ dàng phân biệt. Cụ thể, loài cây này có những loại như sau:
Trắc đỏ
Trắc đỏ còn được gọi là gỗ hồng mốc. Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm nhất trong họ cây trắc. Gỗ khi được khai thác và đẽo gọt sẽ có màu chuyển từ vàng nhạt sang đỏ nâu. Thớ gỗ chắc và cứng. Mùi gỗ thơm nhẹ phảng phất rất thu hút. Loại gỗ này sẽ nhanh chóng xuống màu khi ở trong điều kiện thời tiết bình thường. Màu gỗ khá đẹp và có thể chống được mối mọt, cong vênh.
Trắc đen
Gỗ trắc đen cũng là một trong những loại quý hiếm không thua kém trắc đỏ. Cây trắc đen khi phát triển thì thân có vỏ mỏng, thịt trắng và thân cây có nhiều gai nhọn. Thớ gỗ khi xẻ sẽ có màu đen bóng khá đẹp mắt và sang trọng. Đường vân gỗ óng ánh, đẹp tinh tế nên rất được người dùng ưa chuộng. Gỗ có tính bền bỉ, chịu được ảnh hưởng của thời tiết cũng như ngoại lực. Mùi hương của gỗ nhẹ nhàng và khó bị mối mọt tấn công.
Trắc xanh
Tính chất của trắc xanh cũng tương tự như hai loại ở trên. Thớ gỗ đẹp mắt và độc đáo với màu xanh ngọc bích huyền ảo. Các vân gỗ mịn, đẹp và ấn tượng. Độ bền của trắc xanh khá cao, chịu được va đập mạnh, ngoại thực cũng như có tuổi thọ cao trong mọi điều kiện môi trường. Gỗ sẽ đổi màu khi được yếu sáng và phát ra màu xanh khi đặt trong bóng tối. Thớ gỗ khi khô và chế tác cũng không có hiện tượng nứt nẻ.
Trắc vàng
Gỗ trắc vàng cũng được gọi tên theo màu sắc của gỗ khi mới xẻ. Sau khi khai thác và để ở điều kiện tự nhiên thì gỗ sẽ xuống màu sẫm hơn và tương đối mắt mắt. Loại gỗ này có giá trị cao về cả kinh tế lẫn tính thẩm mỹ. Cây trắc vàng được tìm thấy chủ yếu ở Thừa thiên Huế và Quảng Nam.
Trắc dây
Trắc dây hay trắc lai không phải là cây thân gỗ mà là một loại cây bụi có thân leo. Cây sinh trưởng chậm với chiều dài đạt được từ 11 – 15 m. Loại cây này thường chỉ sử dụng chủ yếu trong sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Trắc Nam Phi
Do tại Việt Nam, gỗ trắc bị khai thác quá nhiều và số lượng còn lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng nên người ta thường nhập khẩu thương mại chất liệu này từ các nước thuộc Nam Phi. Trắc Nam Phi có độ bền cao, chắc chắn, cứng và có thể chế tác thành nhiều sản phẩm. Vân gỗ khá đẹp, ấn tượng và giá thành sản phẩm cũng hợp lý. Trắc Nam Phi không có mùi thơm đặc trưng như các loại kể trên.
Ưu và nhược điểm của gỗ trắc
Ưu điểm của gỗ
Với cách phân loại ở trên thì hẳn bạn cũng đã hiểu phần nào về ưu điểm của loại gỗ này. Điểm dễ nhận thấy nhất chính là gỗ cây trắc có độ bền cao. Thớ gỗ nặng, cứng và chắc chắn, độ liên kết rất cao nên có thể chịu được mọi tác động cũng như ảnh hưởng của môi trường. Sản phẩm làm từ chất liệu này có thể sử dụng lâu dài mà không bị cong vênh, biến dạng.
Thân cây trắc rất lớn nên người ta có thể sử dụng gỗ nguyên khối để chế tác. Bằng những phương pháp đặc biệt, gỗ rất dễ dàng chế tác và gia công. Quá trình bảo quản gỗ cũng không tốn quá nhiều thời gian vì gỗ không bị mối mọt gặm nhấm
Gỗ cây trắc có những đường vân đẹp, tom gỗ mịn và đều với những cuộn vân đẹp như mây. Màu gỗ khi xuống màu thường khá sang trọng. Ngoài ra, tinh dầu trong gỗ tiết ra có thể làm cho gỗ ngày càng bóng đẹp hơn khi lau chùi.
Mùi của gỗ không bị hăng, an toàn với người dùng. Bảo quản gỗ khá dễ dàng, tuổi thọ cao và có thể truyền qua nhiều đời.
Nhược điểm gỗ trắc
Là loại gỗ quý nên chất liệu này có giá trị tương đối cao. Để sở hữu sản phẩm chất lượng thì buộc phải bỏ ra khá nhiều tiền và trong các gia đình Việt thì không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để mua.
Gỗ xuống màu khá nhanh chỉ khoảng 1 tháng sau khi khai thác. Do đó, một số người có thể không thích màu nâu cafe của gỗ.
Ứng dụng của gỗ trắc
Nội thất gia đình
Trong gia đình, chất liệu này thường được sử dụng để chế tác bàn ghế phòng khách hay bàn ăn. Sản phẩm mang đến vẻ đẹp ấn tượng và sang trọng cho toàn bộ không gian. Những chi tiết của bàn ghế đều rất chỉn chu, tỉ mỉ và nổi bật được vân gỗ độc đáo. Sản phẩm có thể để ở mọi vị trí và nâng tầng giá trị của căn hộ.
Nội thất văn phòng
Trong các văn phòng hiện đại, bàn làm việc sẽ được chế tác bằng gỗ cây trắc nhằm tăng tính sang trọng và đẳng cấp của người lãnh đạo. Sản phẩm này thường có vẻ đẹp bề thế, uy nghiêm rất hợp với tác phong làm việc của những người đứng đầu.
Kết luận
Là một loại gỗ rất quý hiếm và cần được sử dụng đúng cách, gỗ trắc luôn mang lại vẻ đẹp tuyệt vời cho mọi không gian mà nó có mặt. Nếu bạn muốn tham khảo nhiều mẫu nội thất văn phòng từ gỗ tự nhiên hay sản phẩm sang trọng không kém chất liệu này thì đừng quên liên hệ đến nội thất Vito nhé! Vito cung cấp nhiều mẫu nội thất nhập khẩu cao cấp dành cho khách hàng trên toàn quốc mà bạn có thể tham khảo ngay từ hôm nay!
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!