Gỗ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Có khá nhiều loại gỗ khác nhau với đặc tính phù hợp với từng vai trò khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về gỗ trong bài viết sau để có cái nhìn cụ thể và tổng quát và vật liệu quan trọng này.
Gỗ là gì?
Gỗ được xem là một tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu gồm 40 – 50% xenlulozo, 15 – 25% hemixenluloza, 15 – 30% lignin và một số chất khác.
Gỗ có được từ việc khai thác các loài cây thân gỗ. Đây là một nguồn tài nguyên tái tạo trung hòa cacbon rất dồi dào. Trái Đất có khoảng một nghìn tỷ tấn gỗ. Trung bình mỗi năm có khoảng 10 tỷ tấn gỗ ra đời và phát triển.
Gỗ được con người sử dụng từ thời cổ đại. Vật liệu dễ kiếm và dễ chế biến này chủ yếu được sử dụng để làm nhiên liệu như than, củi hoặc vật liệu xây dựng nhà, công cụ, vũ khí, làm giấy…
Tuổi của gỗ được xác định dựa trên số vòng gỗ được phát sinh. Độ rộng của vòng năm phản ánh tốc độ sinh trưởng của cây.
Dựa trên mặt cát ngang, vòng năm là những đường tròn đồng tâm. Dựa trên mặt cắt xuyên tâm, chúng là những đường thẳng song song với nhau và có thể song song với trục dọc thân cây.
Ứng dụng của gỗ
Gỗ được đánh giá là vật liệu quan trọng trong đời sống con người bởi những ứng dụng tuyệt vời sau:
Trong xây dựng công nghiệp
Gỗ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp thông qua các công trình kiến trúc cổ đại và hiện đại. Nó được dùng để làm khung và mái như dầm, cột, kèo, sàn, gầu… Hơn nữa, gỗ còn được dùng để đóng toa tàu, thùng xe, thuyền, bàn ghế công sở… Nó còn được sử dụng để làm cốp pha bê tông, cọc gỗ trong các công trình xây dựng.
Trong dân dụng
Gỗ còn được sử dụng để làm đồ dùng trong gia đình như sàn gỗ, bàn, ghế, tủ, giường, kệ sách, tấm ốp chân tường, dải tranh treo tường, nhạc cụ, văn phòng phẩm, bệ cửa sổ, tay vịn cầu thang, lan can cầu thang,…
Nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trang trí nội thất. Vật liệu gỗ mang đến vẻ đẹp tự nhiên và không gian ấm áp, gần gũi trong nhà.
Trong vật liệu tái chế
Việc chế biến gỗ sẽ tạo ra một lượng lớn các mảnh vụn, chất thải… Những phần thừa này sẽ được tái chế và chế biến thành các loại ván nhân tạo khác nhau.
Gỗ thừa được tạo thành ván ép nhân tạo bằng cách cắt các khúc gỗ và ép nóng bằng keo. Ván ép có được bằng cách xếp các tấm gỗ theo số lớp lẻ và các sợi của mỗi lớp phải được giữ vuông góc với nhau. Bạn sẽ thấy ván ép được sử dụng làm thành tấm vách ngăn trong nhà cho các tòa nhà. Hay là các tấm tường, tấm cửa, tấm trần và các đồ nội thất, đồ trang trí trong đời sống.
Một dạng vật liệu tái chế khác của gỗ là ván sợi. Nó được hình thành từ dăm gỗ, phế liệu và các cành cây khác. Sau khi nghiền nát, ngâm, nghiền thành bột giấy, nguyên liệu được thêm các vật liệu nhựa và đem đi ép nóng. Ván sợi được sử dụng để làm vật liệu cách nhiệt.
Ván gỗ ghép là một dạng vật liệu khác được hình thành từ các phế phẩm gỗ. Sản phẩm được cấu tạo từ 3 lớp gồm keo, lớp trên và ván ép. Sau quá trình xử lý gỗ, các dải gỗ được dán lại thành tấm để dùng trang trí nội thất cho các bức tường xây dựng, vách ngăn, tủ..
Nhìn chung, vật liệu tái chế được gọi chung là gỗ công nghiệp. Mỗi sản phẩm khác nhau có cấu tạo, ứng dụng cũng như thành phẩm khác nhau, tùy vào mục đích của người dùng.
Ưu điểm của gỗ
Gỗ là vật chất sở hữu những ưu điểm sau nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như vậy:
- Cách nhiệt, cách điện tốt
- Ngăn ẩm tố, nhiệt độ giãn nở bé
- Xốp, vừa mềm vừa cứng nên dễ cưa, xẻ, đẽo, đục, khoan, bào, tách chẻ tạo hình tùy ý nhưng vẫn chịu lực tốt.
- Dễ ghép nối bằng đinh, vít, keo dán
- Vân gỗ đẹp, dễ nhuộm màu, trang trí bề mặt
- Dễ phân ly bằng hóa chất để sản xuất giấy và tơ nhân tạo.
- Nguyên liệu tự nhiên có thể tái chế, chuyển hóa thành nguyên vật liệu mới.
Dù là nguyên liệu tự nhiên nhưng gỗ không phải là vô hạn. Vì vậy, con người cần khai thác gỗ song song với trồng và chăm sóc cây gỗ.
Nhược điểm của gỗ
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, gỗ còn có những nhược điểm như:
- Sinh trưởng chậm, đường kính có hạn. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm – sinh hợp lý khi trồng và chăm sóc cây.
- Dễ bị gây hại, dễ mục bởi các sinh vật như mối, mọt… Con người cần phun tẩm hóa chất để chống mối mọt.
- Độ đàn hồi thấp. Cần sử dụng phương pháp ép hoặc ngâm hóa chất để biến tính gỗ.
- Dễ bị nứt nẻ, cong vênh, biến hình. Cách xử lý gỗ nứt khá đơn giản và hiệu quả. Nếu vết nứt nhẹ, bạn có thể sử dụng sáp ong để lấp đầy lỗ nứt đảm bảo chúng được hàn gắn. Quét lớp vecni lên bề mặt để đảm bảo tính thẩm mỹ. Với vết nứt lớn, bạn nên dùng keo giấy (có thể mua ở cửa hàng gia dụng hoặc tự làm bằng cách hòa hỗn hợp gồm giấy, phèn chua, nước sôi) nhét vào vết nứt. Sơn lại bằng vecni là xong. Hoặc sử dụng hồ từ vải bông, bao tải để khắc phục vết nứt.,
- Có chiết xuất trong thân cây nên gây khó khăn trong việc trang trí bề mặt sản phẩm.
- Tỷ lệ co giãn cao, thường chịu tác động lớn của độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Cần ngâm tẩm hóa chất để thay thế các gốc (-OH) trong gỗ, sấy gỗ để loại bỏ nước khỏi gỗ.
- Dễ bắt lửa, dễ cháy. Cần ngâm tẩm hoặc sơn phủ chất chống bắt lửa.
- Số lượng gỗ có hạn, đặc biệt là các loại gỗ quý, hiếm.
- Có các khiếm khuyết tự nhiên như vết khía gỗ, thớ xiên, đường chéo, vết nứt trong quá trình tăng trưởng của thân cây gỗ hoặc tự nhiên gây ra.
Phân loại gỗ
Gỗ được phân thành nhiều loại dựa trên từng đặc điểm so sánh khác nhau
Phân loại gỗ theo loài cây
Theo nguồn gốc tự nhiên, gỗ được chia thành gỗ lá kim là gỗ lá rộng.
- Gỗ lá kim được khai thác từ các cây lá kim chủ yếu ở các nước ôn đới, ôn đới lạnh, khí hậu lạnh. Lá cây nhỏ như cây kim nên có tính mềm, dễ khai thác và chế biến. Nhưng bên cạnh đó là độ bền cơ học thấp hơn gỗ lá rộng. Tia gỗ nhỏ, ít, các thớ gỗ thẳng nên gỗ lá kim dễ dàng chia thành từng khối, từng ván với kích thước là độ lớn thân cây.
- Gỗ lá rộng được khai thác từ các loài cây lá rộng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, xích đạo. Tia gỗ và thớ gỗ có cấu tạo phức tạp hơn gỗ lá kim
80% gỗ hiện nay trên thế giới là gỗ lá kim. Vì chúng mau lớn, dễ dàng trong việc trồng cũng như thớ gỗ dài, thẳng, dễ chế tác.
Phân loại gỗ theo mục đích sử dụng
Gỗ thành phẩm được sử dụng vào mục đích của con người phân chia thành hai loại là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
- Gỗ tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trong ngành nội thất. Những loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng như gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ sưa, gỗ lim, gỗ gụ, gỗ xoan đào, gỗ thông… Một số loại gỗ khác cũng được yêu thích như gỗ đàn hương, trầm hương, gỗ long não, hồng sắc, gỗ óc chó, cây phong, gỗ phát lộc, gỗ sồi, gỗ bạch đàn, gỗ tần bì…
Trong đó, các loại gỗ chịu nước tốt không nên bỏ qua là gỗ xoan đào, gỗ sồi Mỹ, gỗ óc chó, gỗ hương. Khi được xử lý tẩm sấy tốt, sơn PU bên ngoài càng giúp chúng có khả năng chống chịu nước tốt.
Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất trực tiếp mà không qua giai đoạn chế biến thành nguyên vật liệu nào khác. Nhờ hình thù độc đáo của vân gỗ cùng nhiều màu sắc khác nhau mà sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên sở hữu vẻ đẹp độc đáo và có giá thành đắt hơn gỗ công nghiệp.
Mỗi loại gỗ tự nhiên có đặc điểm khác nhau nên cách nhận biết các loại gỗ cũng khá dễ dàng:
- Gỗ sồi Nga có dát gỗ màu từ nhạt đến trắng. Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều.
- Gỗ xoan đào cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào.
- Gỗ gõ vân gỗ đẹp, thớ mịn, cứng chắc, độ bền và khả năng chịu lực cao.
- Gỗ hương có màu nâu hồng, vân đẹp, mùi thơm.
- Gỗ gụ thớ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm.
- Gỗ óc chó dát gỗ màu kem, tâm gỗ màu nâu nhạt đến socola, vân gỗ sóng hoặc cuốn xoáy đẹp mắt, sang trọng.
- Gỗ công nghiệp có hai thành phần cơ bản là cốt gỗ và bề mặt gỗ. Cốt gỗ công nghiệp dùng keo hoặc hóa chất kết hợp với vụn gỗ để làm ra tấm gỗ. Cốt gỗ có được từ việc tận dụng ngọn, cành cây gỗ tự nhiên tạo thành cốt MDF, cốt MFC, cốt HDF,…
Cốt gỗ công nghiệp gồm hai loại cốt thường và cốt chống ẩm. Bên ngoài bề mặt được phủ melamine, laminate, acrylic, PU để hạn chế trầy xước và tăng tính thẩm mỹ. Để sản xuất nội thất, tấm gỗ công nghiệp thường có độ dày 9mm, 17mm, 24mm và kích thước tiêu chuẩn của nó là 1220mm x 2440mm.
Quy trình sản xuất nội thất
Do sự khác biệt về nguyên liệu đầu vào nên quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của hai loại gỗ này có sự khác nhau
Quy trình sản xuất nội thất bằng gỗ công nghiệp
Nội thất gỗ công nghiệp được tạo thành từ 9 bước sau:
Bước 1: Đọc bản vẽ -> Bước 2: Thống kê các loại vật tư nguyên liệu -> Bước 3: Gia công sơ bộ -> Bước 4: Gia công sản phẩm -> Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp thành sản phẩm -> Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm -> Bước 7: Kiểm tra sản phẩm -> Bước 8: Đóng gói sản phẩm -> Bước 9: Nghiệm thu sản phẩm
Quy trình sản xuất nội thất bằng gỗ tự nhiên
Nội thất gỗ tự nhiên hình thành qua 12 bước sau:
Bước 1: Đọc bản vẽ -> Bước 2: Thống kế vật tư, nguyên liệu -> Bước 3: Xẻ gỗ -> Bước 4: Sấy gỗ -> Bước 5: Lọc gỗ -> Bước 6 + 7: Gia công sơ bộ và gia công sản phẩm -> Bước 8: Chuẩn bị để lắp ráp ->Bước 9: Hoàn thiện sản phẩm -> Bước 10: Kiểm tra sản phẩm -> Bước 11: Đóng gói sản phẩm -> Bước 12: Lắp đặt và nghiệm thu sản phẩm.
Bài viết trên là những chia sẻ tổng hợp về gỗ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vật liệu quan trọng trong đời sống này.
>> Sự thật về gỗ trắc, phân loại và đặc điểm mà bạn không thể bỏ qua
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!