Đặc điểm và ứng dụng của vải microfiber trong đời sống

Ra đời từ những năm 50 của thế kỉ XX và cho đến hiện nay, vải Microfiber vẫn đang được ưa chuộng trên nhiều lĩnh vực đời sống. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chất vải này qua bài viết sau để hiểu hơn về loại sợi tổng hợp cao cấp siêu mịn hoàn hảo khó thay thế này nhé.

Microfiber là gì?

Microfiber còn có tên gọi khác là Microtex, đây là vải có cấu trúc siêu nhỏ với đường kính bé hơn 10 micromet và chỉ bằng 1/5 đường kính của một sợi tóc. 

Vải Microfiber có độ mềm mại tự nhiên và độ cứng bền vừa phải

Vải Microfiber có độ mềm mại tự nhiên và độ cứng bền vừa phải

Microfiber là loại vải được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng 2 thành phần quan trọng và chủ yếu là polyester và polyamide. Polyester giúp sợi vải có độ cứng và bền cần thiết trong khi Polyamide giúp sợi vải mềm mại tự nhiên. 

Sự kết hợp của hai thành phần này giúp vải sợi nhân tạo này vừa có khả năng chống thấm nước, kháng khuẩn vừa cách điện hiệu quả. Ngoài ra, nó còn được làm từ chất liệu tự nhiên khác như cellulose hoặc carbohydrate. 

Nguồn gốc lịch sử của Microfiber

Vào năm 1950, vải Microfiber lần đầu sản xuất bằng kỹ thuật kéo sợi nóng chảy. Tuy nhiên, vào 10 năm sau, vào năm 1960, loại vải này mới được biết tới rộng rãi và phát triển mạnh mẽ bởi một nhà khoa học Nhật Bản. Đây cũng là dấu mốc quan trọng đưa sợi nhân tạo này trở thành vật liệu thông dụng trong ngành công nghiệp dệt may.

Vào những năm cuối thế kỷ XX, loại vải này xuất hiện lần đầu tại Thụy Điển và lan rộng sang các nước khu vực châu Âu. Hiện nay, nó được sử dụng thịnh hành trên toàn thế giới bởi cảm giác mềm mại, an toàn và khả năng thấm hút tốt, độ bền cao.

Thành phần của vải Microfiber

Microfiber được cấu tạo từ hai thành phần chính là Polyester và Polyamide với tỷ lệ lần lượt là 80% – 20%. Tuy nhiên, tùy vào đơn vị sản xuất cũng như nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng mà tỷ lệ của hai thành phần này có sự thay đổi. Nhưng Polyester vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, tối thiểu 70% trong kết cấu của vải.

Những sản phẩm có tỷ lệ phần trăm Polyester càng lớn sẽ có giá thành càng cao. Và những thiết kế này có độ bền tốt hơn. Vì thế, bạn cần cân nhắc và kiểm tra thành phần kỹ càng trước khi lựa chọn sản phẩm làm từ loại vải đặc biệt này.

Microfiber có hai thành phần chủ yếu là Polyester và Polyamide

Microfiber có hai thành phần chủ yếu là Polyester và Polyamide

Ưu điểm của vải Microfiber

Sở dĩ loại vải này nhận được sự yêu thích và tin dùng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là may mặc bởi những đặc tính nổi trội mà nó mang lại:

Cảm giác thoải mái

Vải Microfiber mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái cho người dùng. Bởi vì chất vải được tổng hợp từ những sợi vải có kích thước siêu nhỏ nên mật độ sợi vải được phân bố dày đặc. 

Khi sử dụng các vật dụng được làm từ loại vải này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Đặc biệt với những sản phẩm chăn gối làm từ loại vải này sẽ mang đến giấc ngủ sâu, thư giãn và cực kỳ hài lòng cho người tiêu dùng.

An toàn với sức khỏe

Hai thành phần chính của vải nhân tạo là Polyester và Polyamide rất lành tính và hoàn toàn an toàn với sức khỏe người sử dụng. Sử dụng đồ dùng được làm từ loại vải này giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến da liễu, không gây kích ứng da. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng, kể cả những người có làn da nhạy cảm.

Ngoài ra, với những người bị dị ứng bụi vải hoặc gặp các vấn đề về viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì sử dụng loại vải này cũng rất an toàn. Vì không tạo ra xơ bụi vải nên sản phẩm tuyệt đối an toàn với sức khỏe người dùng.

Chống ẩm mốc tốt

Khả năng thấm hút nước của vải sợi nhân tạo này được kiểm chứng gấp 7 lần và khô nhanh gấp 3 lần so với các chất liệu vải thông thường. Khi sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu này, bạn không phải lo lắng về vấn đề lâu khô, ẩm mốc, gây mùi khó chịu. Các đồ vật được giặt nhanh khô, sạch sẽ và thông thoáng.

Với ưu điểm này, chất vải này được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực may mặc, chăn ga gối đệm. 

Khả năng kháng khuẩn tốt

Vải có khả năng kháng khuẩn cao nên được sử dụng nhiều trong bệnh viện, y tế. Trong khi các loại vải thông thường chỉ có thể ngăn chặn 20-305 vi khuẩn thì sản phẩm làm từ vải Microfiber có thể loại bỏ đến 99% các loại vi khuẩn, ngăn chặn các mầm bệnh tấn công và gây hại đến sức khỏe người dùng.

Thường xuyên sử dụng các sản phẩm làm từ vải nhân tạo này giúp bạn phòng ngừa mầm bệnh tốt. Những vi khuẩn có hại không có điều kiện để sinh sôi, phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân yêu.

Độ bền cao

Nhờ kỹ thuật dệt vải cao cấp mà vải nhân tạo này có độ bền lâu dài, dùng được nhiều năm mà không bị phai màu, biến dạng khi giặt giũ và không bị đổ lông, bám bụi trên vải. Đó là do ứng dụng kỹ thuật dệt trục dọc theo chiều ngang của khổ vải, giúp sợi vải đan chắc chắn, chặt chẽ với nhau và khó bị phá vỡ.

Các sản phẩm khăn lau từ vải nhân tạo dùng để lau bề mặt kính, màn hình điện tử, bề mặt sơn tĩnh điện. Nhờ có nó mà các bề mặt trở nên hoàn hảo, không để lại bụi vải.

Ứng dụng vải Microfiber trong đời sống

Với những ưu điểm tuyệt vời trên, vải nhân tạo này xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như:

Sản xuất đồ dùng may mặc

Những bộ trang phục thể thao được làm từ chất liệu vải độc đáo này rất được ưa chuộng và yêu thích. Quần áo vận động viên đạp xe đạp, quần áo bơi, áo tắm… được làm từ vải nhân tạo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, rất phù hợp trong những ngày hè. 

Đồ bơi được sản xuất từ vải Microfiber thấm hút mồ hôi tốt

Đồ bơi được sản xuất từ vải Microfiber thấm hút mồ hôi tốt

Tuy không thông dụng như vải cotton nhưng vải Microfiber vẫn là chất liệu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là lĩnh vực may mặc.

Đồ dùng phụ kiện

Vải sợi nhân tạo thường xuyên được sử dụng trong sản xuất các loại phụ kiện. Bạn có thể lựa chọn các đồ vật như ví, túi xách, giày dép, balo, vỏ điện thoại di động … được làm từ chất vải này kết hợp cùng với chất liệu da.

Đồ dùng phụ kiện được đánh giá cao bởi khả năng nhanh khô, an toàn với người dùng. Rất nhiều hãng thời trang đã lựa chọn chất liệu này tạo ra các sản phẩm cao cấp được người dùng yêu thích.

Sản phẩm cách điện

Bạn có thể tin dùng các sản phẩm cách điện được làm từ vải Microfiber. Nhờ khả năng giữ nhiệt và hút ẩm tốt nên chúng được sử dụng để tạo các vật cách nhiệt như phần lông của túi ngủ, các thiết bị cách nhiệt, cách nước trong vỏ xe ô tô…

Sản phẩm chăn ga gối

Lĩnh vực có ứng dụng vải nhân tạo này nhiều nhất chính là chăn ga gối đệm. Sản phẩm được khách hàng đón nhận bởi sự cao cấp và mềm mại, an toàn khi sử dụng. Bạn nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để tìm kiếm những mẫu chăn ga gối đệm chất lượng.

Các sản phẩm khác

Bạn có thể bắt gặp loại vải sợi này được ứng dụng để sản xuất các vật dụng khác như đồ nội thất da, ghế sofa, sản phẩm làm sạch như găng tay, giẻ lau sàn…

Để sở hữu những sản phẩm ghế sofa vải Microfiber, bạn nên lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín như Nội thất Vito. Sản phẩm sở hữu quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đáp ứng yêu cầu của bạn về chất liệu, kiểu dáng lẫn màu sắc. Hơn nữa, nếu không quá rành về chất liệu, bạn vẫn an tâm mua sắm tại đây và sở hữu sản phẩm chất lượng, độ bền vượt trội.

Mẫu sofa vải Microfiber sang trọng và mềm mại

Mẫu sofa vải Microfiber sang trọng và mềm mại

Cách vệ sinh và bảo quản đồ dùng chất liệu Microfiber

Dù sản phẩm từ chất liệu nhân tạo có độ bền cao, khả năng thấm hút tốt nhưng bạn cần biết cách vệ sinh để sử dụng lâu dài và an toàn với sức khỏe:

Nên giặt đồ dùng vải Microfiber bằng tay và bằng máy

Sản phẩm chăn ga gối đệm nên sử dụng giặt máy để đảm bảo vải được làm sạch tốt hơn và tiết kiệm công sức lẫn thời gian. Bạn nên dùng loại máy giặt có dung tích và kích thước vừa với kích thước của chăn ga gối đệm. Không nên sử dụng loại máy giặt có dung tích nhỏ. Nếu không có máy giặt lớn, bạn có thể mang ra tiệm giặt khô để làm sạch.

Sản phẩm quần áo nên được giặt bằng tay để an toàn và giữ form áo tốt nhất.

Cách giặt đồ dùng vải Microfiber chuẩn nhất

Sản phẩm làm từ vải Microfiber thích hợp để giặt ở nhiệt độ từ 30 độ C đến 45 độ C. Không nên sử dụng nước quá nóng sẽ khiến các liên kết vải bị đứt, làm vải xù lông và không còn giữ được nguyên vẹn hình dáng, sự phẳng phiu ban đầu.

Có khá nhiều người tin rằng việc nấu quần áo, khăn trong nước nóng sẽ tiêu diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên cách làm này không được áp dụng với vải Microfiber vì sẽ làm mất đi các tính chất vốn có của nó.

Sử dụng loại bột giặt có độ pH trung bình. Bạn nên hòa tan bột giặt với nước mát hoặc nước ấm trước khi cho đồ vào giặt để tránh tình trạng vón cục trên sản phẩm.

Kể cả khi giặt bằng máy, bạn nên sử dụng nước giặt hoặc bột giặt đã pha sẵn rồi mới đổ lên quần áo, chăn ga gối.

Giặt đồ dùng vải Microfiber bằng tay (quần áo) hoặc bằng máy (chăn ga gối đệm)

Giặt đồ dùng vải Microfiber bằng tay (quần áo) hoặc bằng máy (chăn ga gối đệm)

Sau khi giặt xong, bạn nên phơi đồ dùng ở nơi thoáng mát, có gió và ánh sáng nhẹ. Không nên để ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như độ bền của đồ dùng. Cũng không phơi đồ ở những nơi ẩm ướt vừa lâu khô vừa làm vải hút ẩm trở lại.

Vì khả năng khô của vải nhân tạo rất tốt và nhanh nên bạn không cần sử dụng máy sấy để làm khô. Cách này sẽ khiến vải trở nên nhăn nhúm và biến dạng. Cũng không nên sử dụng bàn ủi đối với các sản phẩm làm từ vải nhân tạo này sẽ khiến đồ dùng dễ bị cháy.

Cách bảo quản đồ dùng phù hợp

Dù chưa dùng đến sản phẩm làm từ vải sợi nhân tạo này, bạn cũng nên giặt sạch, phơi khô và bảo quản ở những nơi cao ráo thoáng mát. Vì khả năng hút ẩm của vải cao nên tránh để sản phẩm bị ẩm mốc, ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm thấp.

Trên đây là những thông tin về vải Microfiber – loại vải cực kỳ mềm mại, bền đẹp và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nếu bạn muốn tìm kiếm đồ dùng được làm từ loại vải này, hãy tin dùng những sản phẩm chất lượng như chăn ga gối đệm, sofa, đồ dùng cách điện… tại các địa chỉ cung cấp uy tín nhé.

>> Tìm hiểu về da microfiber? Ứng dụng của nó trong nội thất

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *