Gỗ HDF và MDF: Gỗ công nghiệp nào tốt hơn?

HDF và MDF là 2 trong số 10 loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về các tiêu chí so sánh giữa gỗ HDF và MDF để xem loại gỗ công nghiệp nào tốt hơn nhé.

So sánh gỗ HDF và MDF qua các tiêu chí

Để xác định gỗ công nghiệp nào tốt hơn, nên sử dụng hơn thì cùng so sánh chúng qua các tiêu chí sau:

Xét về nguồn gốc

Gỗ HDF và MDF đều được sản xuất từ thành phần chính là gỗ lấy từ các cành cây, nhánh cây của gỗ tự nhiên như thông, keo. Trong khi gỗ MDF sử dụng sợi gỗ (cốt gỗ ở dạng sợi ít mịn) thì gỗ HDF sử dụng bột gỗ (cốt gỗ mịn hơn).

Hai loại gỗ công nghiệp HDF và MDF

Hai loại gỗ công nghiệp HDF và MDF

Nguyên liệu gỗ sẽ được đem đi rửa sạch loại bỏ tạp chất và các khoáng chất nhựa bị sót lại. Chúng sẽ được đưa vào máy trộn kết hợp với chất kết dính và một số thành phần khác như Parafin, chất làm cứng… để tạo nên những tấm gỗ công nghiệp đẹp, bền.

Gỗ MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard. Đây là loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình với tỷ trọng là 680 – 840kg/m3. Gỗ HDF bao gồm 75% là gỗ, 11-14% keo UF, 6-10% là nước và dưới 1% thành phần khác.

Gỗ HDF có tên gọi tiếng Anh là High Density Fiberboard. Đây là gỗ ván sợi mật độ cao, có tỷ trọng gỗ cao hơn với 80-85% là bột gỗ. Chính vì thế, tỉ trọng trung bình của HDF nặng hơn MDF, khoảng 800- 1040 kg/m3.

Xét về độ dày và các loại gỗ

Gỗ MDF có các loại ván gỗ với độ dày tiêu chuẩn là 9mm, 12mm và 15mm. Trong khi đó, gỗ HDF có nhiều loại ván gỗ với độ dày đa dạng hơn như 3mm, 6mm, 9mm, 12mm và 15mm.

Gỗ MDF chia thành 5 nhóm chính là gỗ MDF sử dụng trong nhà, gỗ MDF có tính chịu nước tốt, gỗ MDF mặt trơn, gỗ MDF mặt không trơn và gỗ MDF phủ melamine.

Nếu lựa chọn gỗ HDF, bạn sẽ cân nhắc 1 trong 3 loại là gỗ HDF thường, gỗ HDF chống ẩm và gỗ HDF chống cháy.

Xét về khả năng chống ẩm và tính an toàn

Giữa gỗ MDF và HDF thì khả năng chống ẩm của HDF là tốt nhất. Gỗ MDF có khả năng chống ẩm cao nhưng không vượt trội bằng gỗ HDF.

Cùng với đó, khi sử dụng sản phẩm từ gỗ HDF và MDF, người dùng đảm bảo tính an toàn cao. Nội thất từ gỗ MDF có tính an toàn cao hơn so với sản phẩm từ gỗ MFC.

Xét về độ bền và ứng dụng 

Vì mật độ sợi gỗ cao hơn nên gỗ HDF có độ bền tốt hơn gỗ MDF. Khả năng chống thấm nước, chịu nhiệt, chịu va đập tốt hơn. So với gỗ MDF, gỗ HDF vừa có độ cứng cao hơn vừa có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt. 

Gỗ HDF có độ bền tốt hơn gỗ MDF

Gỗ HDF có độ bền tốt hơn gỗ MDF

Vì độ bền vượt trội nên gỗ HDF được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, nội thất công trình, trang trí nội – ngoại thất… Những sản phẩm yêu cầu tiêu âm, cách nhiệt trong văn phòng, hội trường, nhà hát cũng ưu tiên sử dụng vật liệu gỗ HDF. Gỗ có khoảng 40 màu để khách hàng tùy chọn sắc màu đúng ý muốn.

Trong khi đó, gỗ MDF được sử dụng cho các sản phẩm nội thất nhà ở, nội thất công trình, trang trí nội thất… Gỗ có khoảng 80 màu sắc giúp người dùng dễ dàng chọn lựa tông màu mà mình yêu thích.

Xét về giá thành

Bởi vì gỗ HDF có độ bền hơn, ứng dụng rộng rãi hơn nên có giá thành đắt hơn gỗ MDF. Mỗi đơn vị cung cấp gỗ công nghiệp lại có mức giá bán khác nhau. Vì thế, bạn cần cân nhắc giữa điều kiện tài chính và mục đích sử dụng để có đầu tư chính xác. Cũng không nên ham rẻ bởi đó có thể là hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc rõ ràng.

Bảng so sánh chi tiết giữa gỗ MDF và gỗ HDF

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quát và rõ ràng về hai loại gỗ công nghiệp này, xin mời tham khảo bảng so sánh sau:

Loại gỗ Gỗ MDF Gỗ HDF
Dạng nguyên liệu gỗ Sợi gỗ, ít mịn Bột gỗ, mịn hơn
Mật độ nguyên liệu gỗ 75% sợi gỗ (còn lại là keo, nước, chất tạo cứng) 85% bột gỗ (còn lại là các chất khác)
Tỷ trọng ván gỗ Tỷ trọng trung bình: 680 – 840kg/m3 Tỷ trọng cao: 800- 1040 kg/m3
Màu sắc Khoảng 80 màu Khoảng 40 màu
Độ dày 3 độ dày tiêu chuẩn: 9mm, 12mm, 15mm 5 độ dày tiêu chuẩn: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm
Các loại 5 loại: gỗ MDF sử dụng trong nhà, gỗ MDF chịu nước tốt, gỗ MDF mặt trơn, gỗ MDF mặt không trơn, gỗ MDF phủ melamine. 3 loại: gỗ HDF thường, gỗ HDF chống ẩm, gỗ HDF chống cháy
Khả năng chống ẩm Chống ẩm tốt Chống ẩm tốt hơn
Tính an toàn An toàn  An toàn cao hơn
Đặc tính Chịu lực tốt

Chống cong vênh, mối mọt

Chống xước

Bề mặt nhẵn, dễ phun sơn

Giàu tính thẩm mỹ

Chịu lực tốt

Chống cong vênh, mối mọt

Chống xước

Bề mặt nhẵn, dễ phun sơn

Giàu tính thẩm mỹ

Cách âm, chịu nước, chịu nhiệt rất tốt

Giá thành Bình thường Giá thành cao 
Ứng dụng Đồ dùng nội thất trong nhà: giường, tủ, bàn, kệ trang trí… Sàn gỗ

Trần gỗ

Cửa gỗ

Vách ngăn

Thi công các công trình ngoại thất

Có thể thấy rằng, gỗ HDF và MDF đều sở hữu các đặc điểm tốt nhưng trong đó, gỗ HDF có nhiều ưu điểm hơn so với gỗ MFC. Chúng nổi bật hơn hẳn và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nội thất.

Gỗ MDF có 3 độ dày tiêu chuẩn là 9mm, 12mm và 15mm

Gỗ MDF có 3 độ dày tiêu chuẩn là 9mm, 12mm và 15mm

Một số sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp HDF

Bạn có thể lựa chọn giường ngủ, tủ bếp, cửa sổ, sàn gỗ, tủ quần áo… được làm từ gỗ HDF với những ưu điểm vượt trội.

Sàn gỗ HDF

Với cốt gỗ HDF có khả năng chịu lực, chịu ẩm tốt trở thành vật liệu sản xuất sàn gỗ chất lượng. Đây là dòng sản phẩm đáp ứng được với điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam. Dù vào dịp trời nồm thì sàn gỗ HDF cũng không bị đổ mồ hôi hay ẩm ướt khó chịu.

Với độ nén cốt gỗ cao, chắc chắn, sàn gỗ HDF có khả năng chống ẩm, cách âm, cách nhiệt tốt. Sản phẩm đáp ứng độ bền cao, tuổi thọ lâu dài trong điều kiện thời tiết thay đổi ở nước ta.

Tủ bếp gỗ HDF

Gỗ HDF được dùng để sản xuất tủ bếp với khả năng chịu lực và cách nhiệt tốt. Bề mặt ru có khả năng thấm nước, rất thích hợp với môi trường ẩm ướt như nhà bếp.

Bạn dễ dàng lựa chọn màu sắc tủ bếp phù hợp với phong thủy và sở thích của mình trong 40 màu sắc đa dạng của gỗ HDF.

Tủ quần áo gỗ HDF

Tủ quần áo gỗ HDF là một trong những dòng nội thất được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao cũng như chất lượng bền đẹp. Bề mặt tủ nhẵn bóng với màu sắc sang trọng giúp tôn lên không gian đẳng cấp và hài hòa. 

Cửa gỗ HDF

Cửa gỗ công nghiệp HDF được ứng dụng phổ biến trong phòng ngủ, phòng học, phòng làm việc… Sử dụng mẫu cửa này giúp bạn hạn chế tình trạng xệ cánh khi kéo ra, đóng vào trong thời gian lâu dài.

Cửa gỗ HDF cách âm, chống cháy hoàn hảo

Cửa gỗ HDF cách âm, chống cháy hoàn hảo

Hơn nữa, với khả năng cách âm, cách nhiệt cùng tính chất không bị cong vênh, co ngót, sản phẩm mang đến trải nghiệm hài lòng cho khách hàng. Với trọng lượng nhẹ, cửa gỗ HDF dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.

Ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ HDF và MDF đều có những ưu điểm tốt trong sản xuất nội thất nhưng các đồ dùng trong gia đình thường được làm từ gỗ MDF. Đó là bởi giá thành của gỗ MDF thấp hơn so với gỗ HDF dẫn đến chi phí sản phẩm ít hơn.

Giường ngủ gỗ MDF

Các mẫu giường ngủ làm từ gỗ MDF khá đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Dù phong cách phòng ngủ của nhà bạn là cổ điển hay hiện đại, đơn giản hay cầu kỳ thì sản phẩm đều đáp ứng dễ dàng. Thiết kế mang đến vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch cho không gian sống.

Tủ quần áo gỗ MDF

Chất liệu gỗ MDF cũng được sử dụng để tạo nên món nội thất thiết yếu cho mỗi gia đình, tủ quần áo. Sản phẩm có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình. Bên cạnh đó, chất lượng thiết kế tương đương, không thua kém gì gỗ tự nhiên với khả năng chống co ngót, cong vênh và mối mọt tốt.

Bàn làm việc gỗ MDF

Khá nhiều nội thất văn phòng được làm từ chất liệu gỗ MDF mà bạn có thể lựa chọn. Một trong số đó là bàn làm việc (bàn giám đốc, bàn nhân viên, bàn họp, bàn lễ tân…) Dòng sản phẩm sở hữu chất lượng tốt, độ bền cao cùng màu sắc đa dạng đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

Mẫu bàn làm việc chất lượng từ gỗ MDF

Mẫu bàn làm việc chất lượng từ gỗ MDF

Tủ tài liệu gỗ MDF

Gỗ MDF được ưa chuộng để sản xuất tủ tài liệu dùng trong văn phòng, công ty, bệnh viện, trường học. Thiết kế được sản xuất với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau, phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng chống cong vênh, co ngót cũng như chịu lực tốt có khả năng lưu trữ khối lượng hồ sơ lớn.

Cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm từ gỗ MDF, HDF

Dù sử dụng sản phẩm làm từ gỗ HDF và MDF, bạn cũng cần lưu ý đến việc bảo quản sản phẩm sao cho phù hợp.

Không nên để nội thất tiếp xúc với nước thường xuyên và trong thời gian dài. Dù chất gỗ MDF, HDF có khả năng chống ẩm nhưng nếu tiếp xúc với nước hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như chất lượng sản phẩm. Nếu bạn muốn đảm bảo tuổi thọ của đồ nội thất, hãy để sản phẩm tránh xa nước và độ ẩm càng nhiều càng tốt.

Thường xuyên vệ sinh làm sạch bề mặt gỗ bằng vải mềm khô. Nếu phát hiện bụi bẩn bám trên đồ dùng gỗ, bạn cần làm sạch ngay bằng khăn mềm sạch. Với những vết bẩn cứng đầu nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng. Mỗi tháng nên định kỳ lau chùi 1 lần để đảm bảo đồ dùng luôn sáng bóng như mới.

Không nên để các vật sắc nhọn gây trầy xước lên bề mặt gỗ. Dao, kéo… không chỉ làm bề mặt gỗ trở nên xấu xí mà còn khiến nội thất trở nên yếu hơn, kém chất lượng hơn.

Bảo quản tốt đồ dùng gỗ đảm bảo tuổi thọ sản phẩm lâu dài

Bảo quản tốt đồ dùng gỗ đảm bảo tuổi thọ sản phẩm lâu dài

Tránh để đồ dùng gỗ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Bởi vì ánh nắng mặt trời là tác nhân trực tiếp khiến đồ nội thất bị bạc màu, cong vênh và thậm chí là nứt gãy. Vì thế, bạn hãy đặt đồ nội thất bằng gỗ ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng chiếu vào. 

Gỗ HDF và MDF đều sở hữu những ưu điểm nổi bật nên được ưa chuộng trong sản xuất đồ dùng nội thất. Tùy vào mục đích sử dụng, chúc bạn lựa chọn đồ nội thất phù hợp. 

>> Tìm hiểu về gỗ tứ thiết – 4 loại gỗ quý Việt Nam

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *