Khám phá chi tiết gỗ lim – đặc tính, phân loại và ứng dụng

Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm với giá trị cao được người Việt ứng dụng từ xa xưa. Nổi tiếng là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm “tứ thiết”, lim có nhiều ưu điểm và ứng dụng trong đời sống và sản xuất nội thất. Cùng nội thất Vito khám phá chi tiết hơn về loại gỗ này nhé!

Lim là chất liệu gỗ được nhắc đến khá nhiều trong những không gian nội thất sang trọng. Chất liệu này không những quý hiếm mà còn bền bỉ, chắc chắn hơn hẳn những chất liệu gỗ tự nhiên khác. Những sản phẩm làm từ chất liệu gỗ này đều mang vẻ đẹp cổ điển ấn tượng và trang trọng khó bì kịp. Hi vọng với những chia sẻ dưới đây thì các bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn nhất trước khi sử dụng gỗ.

Nguồn gốc và đặc tính của gỗ lim

Cái tên “lim” dùng để gọi rất nhiều loại cây lim trên thị trường như lim xanh, lim vẹt, lim Lào, lim Nam Phi, lim Ghana,… Theo khoa học thì cây lim có tên là Erythrophleum fordii (lim xanh), thuộc họ Fabaceae, thuộc chi Erythrophleum. Trong bảng phân loại các nhóm gỗ lại Việt Nam thì lim thuộc nhóm  II – nhóm những cây gỗ quý hiếm. Hiện nay, cây lim phân bố ở nhiều vùng thuộc nam Phi và châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…

Gỗ lim thuộc nhóm gỗ quý hiếm

Gỗ lim thuộc nhóm gỗ quý hiếm

Cây lim có tính ưa sáng, sinh trưởng khá chậm và chịu bóng khi cây còn nhỏ. Cây sinh trưởng ở những vùng có tầng tất sát hoặc đất sét pha sâu. Cây tái sinh tốt và cây con gần cây mẹ. Cây lim mọc lẻ có phân cành thấp và có màu xanh lục khi cành còn non.

Cây lim trưởng thành có chiều cao có thể lên đến hơn 30m, đây là loài cây thân gỗ lớn. Thân cây thẳng, tròn với vỏ màu nâu, có nhiều nốt sần. Vỏ cây dễ bong mảng thành vẩy lớn. Gốc lim có bạnh nhỏ. Lá cây gỗ lim là loại lá kép lông chim 2 tần mọc cách. Lá có từ 3 đến 4 đuôi cuống cấp 2. Hoa lưỡng tính và có hình chùm kép. Quả cây lim hình trái xoan thuôn với hạt màu nâu đen, dây rốn dày, to gần bằng hạt. Vỏ hạt cứng.

Cây lim hiện nay được khai thác và sử dụng với nhiều vai trò, đặc biệt có ý nghĩa trong phong thủy cũng như tâm linh. Tuy nhiên, điểm yếu của loại gỗ này là mùi hắc và mạt gỗ sắc bay lơ lửng trong không khí khi cưa gọt. Do đó, nhiều người dễ bị dị ứng.

Ưu và nhược điểm của gỗ lim như thế nào?

Ưu điểm

– Gỗ cây lim có thớ dày, nặng và chắc chắn. Gỗ có thể chịu được mọi tác động của ngoại lực cũng như thời tiết, môi trường. Khi chế tác, gỗ có khả năng chịu nén, xoắn mà không bị biến dạng. Sự bền bỉ của gỗ được ví “cứng như sắt”.

– Loại gỗ này không những có độ cứng mà còn có thể chống lại được mối mọt tấn công. Nhờ đó, sản phẩm làm từ loại gỗ này có thể sử dụng hàng trăm năm cũng không xuống cấp hay cong vênh, nứt nẻ.

– Màu sắc của gỗ đẹp từ tông màu nâu nhạt cho đến đậm. Vân gỗ dạng xoắn độc đáo và sắc nét.

– Loại gỗ này hợp với điều kiện khí hậu hay thay đổi ở Việt Nam.

Gỗ lim có độ cứng và thẩm mỹ

Gỗ lim có độ cứng và thẩm mỹ

Nhược điểm

– Như đã nói, gỗ lim có mùi hắc nên hạn chế sử dụng nếu bạn bị viêm mũi, viêm xoang hay dị ứng. Quá trình cưa gọt và chế tác sản phẩm từ loại gỗ này cũng cần phải bảo vệ mắt, mũi miệng để tránh mạt cưa bay vào.

– Cây lim rất quý hiếm do sinh trưởng chậm và chỉ phân bố ở một số vùng nhất định nên giá trị rất cao.

– Gỗ ngâm lâu dưới bùn hoặc để qua thời gian dài thì sẽ xuống màu thành màu đen.

– Trọng lượng của gỗ rất nặng nên ảnh hưởng đến tốc độ thi công và lắp đặt.

Gỗ lim được phân loại như thế nào?

Lim xanh

Lim xanh hay lim ta là loại gỗ phân bố nhiều ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Cây được phát hiện nhiều ở những vùng núi thuộc Tây Nguyên và miền Trung của nước ta. Tên khoa học của lim xanh là Erythrophleum fordii Oliver. Loại lim này có chiều cao từ 20 – 25 m với đường kính trung bình từ 70 – 90 cm. Vỏ cây màu nâu, giác gỗ màu xám nhạt, khi già thì gỗ có màu vàng đen. Cây lim xanh khi mới chặt sẽ có thớ gỗ màu xanh vàng và chuyển dần thành nâu sẫm khi để lâu. Gỗ có thớ xoắn chéo đẹp mặt, dăm thô và hơi óng ánh. Tỷ trọng gỗ là 0,947 (15% nước).

Lim xẹt

Lim xẹt còn được gọi là lim sét, muồng kim phượng, cây phượng vàng,… Tên khoa học của lim xẹt là Peltophorum pterocarpum. Lim xẹt phân bố ở miền trung và Nam Bộ của Việt Nam. Đây cũng là loại cây được trồng để tạo bóng mát tại các đường phố, công viên. Khu đô thị,… Cây phân cành thấp, thân màu trắng xám. Cây non có lông màu đỏ ở cành và nhẵn bóng khi lớn. Gỗ lim xẹt có màu vàng nâu thì còn non và màu vàng đen khi già. Gỗ bền, óng, khó bị mối mọt tấn công. Tia gỗ không đều, mạch to. Lim xẹt có thể sinh trưởng và thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau.

Gỗ lim trên thị trường được phân chia theo nhiều loại

Gỗ lim trên thị trường được phân chia theo nhiều loại

Lim Lào

Như tên gọi, cây lim Lào xuất xứ từ đất nước bạn Lào. Cây sinh trưởng trong những khu rừng tự nhiên nên có chất lượng cao, bền bỉ cũng như thẩm mỹ nhất trong các loại gỗ lim trên thị trường. Lim lào cũng được khai thác ở tuổi đời cao nên đảm bảo được độ sắc nét của vân gỗ. Tom gỗ mịn, vân gỗ mau và màu sắc đỏ đậm ấn tượng. Trọng lượng của thớ gỗ cũng nặng hơn các loại lim khác. Ngoài ra, loại gỗ này có độ ổn định.

Lim Nam Phi

Lim Nam Phi được nhập khẩu từ Nam Phi. Với thời gian sinh trưởng ngắn hơn lim Lào và môi trường sinh trưởng tự nhiên của cây cũng không quá tốt nên chất lượng của lim Nam Phi được đánh giá thấp hơn lim Lào. Màu sắc lim Nam Phi nhạt, vân gỗ thưa, không đẹp như lim Lào.

Lim Campuchia

Lim Campuchia được biết đến với tuổi thọ cao, rắn chắc, màu sắc tương đối đồng đều và có những tính chất gần tương tự với lim Lào.

Ứng dụng của gỗ lim trong thiết kế nội thất

Lim là một loại gỗ quý với nhiều tính chất mà các loại gỗ khác không có được. Do đó, từ xưa, loại gỗ này đã được dùng trong thiết kế những sản phẩm nội thất như sập, gụ, tủ chè, phản nằm,… phục vụ cho đời sống của vua chúa. Ngày nay, chất liệu này được sử dụng để sản xuất các loại nội thất cao cấp, mang lại sự sang trọng và đẳng cấp cho từng không gian.

Gỗ lim có ứng dụng trong sản xuất nội thất

Gỗ lim có ứng dụng trong sản xuất nội thất

Bạn toàn toàn có thể sử dụng sản phẩm được chạm khắc hoa văn tinh tế theo phong cách cổ điển, tân cổ điển để làm nổi bật khi sống và làm việc của mình. Nhờ cấu trúc chắc chắn nên sản phẩm được làm ra có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo bị mối mọt hay cong vênh.

Đối với không gian trong gia đình, các sản phẩm được làm từ gỗ lim gồm có giường ngủ, bàn ghế ăn, bàn trà, kệ tủ, tủ rượu,… Đối với không gian phòng làm việc, gỗ được dùng trong thiết kế bàn lãnh đạo, mang đến sự chỉn chu và đẳng cấp cho những người đứng đầu.

Kết luận

Nhìn chung, gỗ lim hiện nay được biết đến và ứng dụng cho lĩnh vực sản xuất nội thất. Loại gỗ này có đầy đủ ưu thế về độ bền, tính thẩm mỹ để đáp ứng yêu cầu của những sản phẩm nội thất cao cấp. Tuy nhiên, do giá thành đắt đỏ nên bạn cũng sẽ cần cân nhắc nếu muốn sở hữu sản phẩm làm từ loại gỗ này.

Nếu các bạn muốn tìm kiếm những mẫu nội thất cao cấp được nhập khẩu thì có thể liên hệ ngay đến nội thất Vito. Vito sẵn sàng tư vấn để các bạn hiểu thêm về tính chất của các loại gỗ tự nhiên cũng như mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn nội thất ấn tượng.

>> Những sự thật về gỗ gõ đỏ và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *