Sơn PU được sử dụng rất phổ biến trong chế tác nội thất cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Vậy bạn đã thực sự hiểu cấu tạo, thành phần cũng như cách sử dụng loại sơn này? Nội thất Vito sẽ giúp bạn khám phá những điều cần thiết để có ứng dụng chính xác nhất.
Là chất liệu sơn được sử dụng vô cùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chế tác nội thất, sơn PU giúp cho các món nội thất của bạn trở nên đẹp hơn và dễ dàng bảo quản. Để có thể pha chế cũng như sử dụng sơn tốt nhất thì bạn sẽ cần hiểu thành phần, những ưu nhược điểm cũng như các loại sơn cơ bản. Dưới đây là tất cả những thông tin mà bạn cần.
Tìm hiểu về sơn PU
Sơn PU là cách đọc tắt của một loại polyme có tên tiếng anh hoàn chỉnh là polyurethane. Chất này được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như xây dựng, nội thất,… Với những đặc tính như có độ bền cao, chịu nhiệt khá tốt, loại sơn này sẽ được pha trộn theo những kỹ thuật đặc biệt để phủ lên bề mặt của các công trình, sản phẩm.
Để có thể pha chế được lớp sơn đúng tiêu chuẩn thì người thợ sẽ cần đến những kiến thức về tính chất hóa học của sơn, gồm có:
– Các chất kết dính: Polyols (hoặc Polyisocyanate) biến tính với các nhóm isocyanate chưa kích hoạt. Đặc tính này có trong sơn một thành phần. Riêng đối với sơn hai thành phần thì Polyester Polyols hoặc polyols là chất kết dính.
– Chất đóng rắn: Có nhiều thành phần khác nhau cấu tạo nên như Polyisocyanate, MDI,… Chất này có mặt trong các loại sơn PU 2 thành phần hay còn gọi là sơn 2K
– Chất tạo màu: Xuất hiện chủ yếu trong các loại sơn màu, gồm màu che phủ và màu động. Thành phần sơn không được có độ ẩm cao và không có phản ứng với nhóm isocyanate. Phản ứng xảy ra có thể làm biến đổi tính chất của sơn.
– Hệ dung môi: Dung môi được dùng để pha loãng thành phần sơn.
Hiện nay, có 2 loại PU chính được biết đến là dạng foam và dạng cứng.
– PU dạng cứng được sử dụng trong pha trộn sơn để đánh vecni làm bóng gỗ, nhằm bảo quản bề mặt gỗ và giúp sản phẩm bền bỉ, đẹp mắt hơn.
– PU dạng foam được sử dụng chế tác đệm mút xốp nhằm làm ghế ngồi cao cấp, ghế xe hơi, vật liệu cách nhiệt và cách âm,…
Mặc dù có hai dạng chính như vậy nhưng để có thể pha trộn được sơn đánh bóng thì người ta cũng phải căn cứ theo một tỷ lệ và thành phần nhất định. Người thợ thi công phải am hiểu về chất liệu này cũng như đặc tính của từng loại gỗ mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Cấu tạo lớp sơn PU hoàn chỉnh
Bao gồm: Lớp sơn lót, sơn màu và sơn bóng.
– Sơn lót là lớp sơn được phủ lên bề mặt gỗ trước khi thực hiện các bước sau, nhằm che khuyết điểm cũng như làm phẳng những chỗ lõm, mối mọt nhằm giúp bề mặt để sản phẩm trở nên đẹp hơn, ăn màu và bóng.
– Sơn màu là lớp sơn phủ tiếp bên ngoài giúp cho nổi bật màu sắc gỗ. Lớp sơn mày có thể ít hoặc nhiều theo nhu cầu và thường được chọn theo màu sắc gỗ. Một số sản phẩm có lớp sơn màu khá ít nhằm làm nổi bật vân gỗ tự nhiên.
– Sơn bóng là lớp sơn ngoài cùng nhằm giúp cho bề mặt vật liệu bóng mượt và nổi bật. Lớp sơn này còn có tác dụng kháng nước và mối mọt để giúp sản phẩm bền bỉ hơn.
Phân loại sơn PU và ưu điểm
Để dễ dàng sử dụng thì người ta chia dòng sơn này thành các loại như sau:
Sơn 1K
Sơn 1K hay sơn một thành phần được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần. Sơn thường sử dụng sử dụng để phủ bề mặt của mây tre, kim loại, gốm hay mặt gỗ,… Lợi thế khi sử dụng sơn 1K là sơn có độ bền cao, bám dính tốt lên bề mặt và có thể chịu được mọi tác động của thời tiết. Sơn có nhiều màu để bạn lựa chọn và nâng cao độ bền, tính năng sản phẩm. Sơn rất phổ biến và có giá thành phù hợp nên được ứng dụng ngày càng nhiều.
Loại sơn này khi được sử dụng đúng cách thì ít khi bị ố vàng mà vẫn giữ được màu sắc như mới. Hơn nữa, sơn có thể uốn nên thích hợp với mọi bề mặt. Độ bóng cao mang đến vẻ đẹp cho sản phẩm và dễ dàng sử dụng. Mặc dù vậy, sơn 1K cũng có nhược điểm là không thể chống lại được các vết trầy xước và có thể bị hòa tan nếu dính dung môi.
Sơn 2K
Sơn PU 2K cũng là một loại được dùng nhiều trong sản xuất hiện nay. Loại sơn này có 2 thành phần trở lên, là sự kết hợp của nhựa acrylic polyol và chất đóng rắn Isocyanate. Ưu điểm khi sử dụng sơn 2K là màng sơn khô nhanh với bề mặt sơn có độ mịn cao, bóng đẹp và bám dính rất tốt. Các sản phẩm sử dụng sơn 2K thường ít bị bong tróc hay phai màu. Ngoài ra, loại sơn này cũng có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước cực kỳ hiệu quả.
Sơn 2K được dùng để sơn các bề mặt ngoại thất hay nội thất cao cấp. Sơn có độ bền màu cao, ít bị ố vàng. Nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm. Tuy vậy, loại sơn này cũng có một số nhược điểm là giá thành khá cao, việc pha chế sơn phức tạp nên phải cần đến thợ có chuyên môn cao và thời gian để sơn khô hoàn toàn và đưa sản phẩm vào sử dụng lâu hơn các loại sơn khác.
Sơn PU Vinyl
Sơn Vinyl là loại sơn dành riêng cho ngành công nghiệp với chức năng là làm sơn lót hoặc phủ bề mặt. Độ bền uốn của sơn khá tốt, bám dính cao, dễ pha chế và sử dụng, nhanh khô giúp bạn tiết kiệm thời gian,… Sơn có thể sử dụng để phủ bề mặt gỗ, kim loại, màu sơn trong suốt nên tạo cho sản phẩm độ móng mượt. Sơn có thể khắc phục được những hạn chế của các loại sơn khác. Nhưng một điểm yếu của sơn Vinyl là độ cứng không cao.
Sơn giả gỗ
Ngoài các loại trên thì sơn giả gỗ là tổng hợp của sơn 1K hay sơn Vinyl. Thực chất đây là chất liệu để tạo màu sơn cho gỗ nhằm giữ được vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu.
Quy trình sơn PU cho sản phẩm nội thất
Bước 1: Người ta tiến hành xử lý bề mặt gỗ bằng cách chà nhám để làm phẳng vụn gỗ, xơ gỗ còn lót lại sau khi cắt gọt. Một số loại gỗ cần phải bả bột để làm đẹp và nhẵn bề mặt.
Bước 2: Pha sơn theo tỷ lệ cần thiết và bắt đầu sơn lót lần 1. Bước này nhằm lấp đầy tim gỗ và làm nền cho các bước tiếp theo.
Bước 3: Chà nhám lại bề mặt sau khi sơn lót lần 1 để đảm bảo sản phẩm hoàn hảo nhất. Tiếp tục sơn lót lần 2 nếu cần thiết.
Bước 4: Phun màu toàn bộ bề mặt gỗ để làm đẹp sản phẩm.
Bước 5: Sau khi lớp sơn màu khô, cần phải phun bóng bề mặt để tạo độ bóng đẹp và bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi nấm mốc, mối mọt.
Bước 6: Bảo quản sản phẩm khi giao hàng và trong quá trình sử dụng.
Kết luận
Hi vọng rằng từ những thông tin về sơn PU thì bạn đã có thêm kiến thức để sử dụng loại sơn này cũng như để bảo vệ, vệ sinh nội thất một cách chính xác nhất. Để được tư vấn cụ thể về các sản phẩm nội thất văn phòng cũng như nội thất gia đình, mời các bạn bến ngay nội thất Vito để tham khảo. Vito hiện có khá nhiều thiết kế nội thất được nhập khẩu với giá cả phải chăng cùng mẫu mã đa dạng. Vito hân hạnh được phục vụ quý khách.
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!