Vintage – 5 đặc trưng tạo nên vẻ đẹp hoài cổ nhẹ nhàng

Phong cách thiết kế nội thất Vintage chính là sự lựa chọn phù hợp dành cho những người yêu sự nhẹ nhàng và lãng mạn. Đây là lối thiết kế chưa bị lãng quên và ngày càng nhận được sự yêu thích của công chúng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phong cách hoài cổ này qua 5 đặc trưng sau.

Vintage là gì?

Thuật ngữ Vintage có nguồn gốc từ Pháp và được dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ý nghĩa ban đầu của nó là “rượu và dầu” được dùng chỉ những chiếc xe cũ hay những bộ quần áo second hand. 

Phong cách hướng về sự hoài cổ nhẹ nhàng, bình dị

Phong cách hướng về sự hoài cổ nhẹ nhàng, bình dị

Đến giữa thế kỷ XX, thuật ngữ này xuất hiện trong lĩnh vực thiết kế nội thất, được hiểu là sự kết hợp hài hòa giữa sự cổ điển và hiện đại. Phong cách này phản ánh cuộc sống của con người trong giai đoạn 1950 – 1980 với các vật dụng phổ biến như chiếc bàn cũ kỹ, đèn chùm cổ, khung ảnh cũ… 

Các đồ vật được bố trí khéo léo tạo cảm giác nhẹ nhàng, hoài cổ và bình dị. Đây là phong cách được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều, ngay cả thời điểm hiện tại – khi mà các thiết bị hiện đại đang phủ sóng trong cuộc sống.

5 đặc trưng chính của phong cách thiết kế Vintage

Với 5 đặc trưng sau, vẻ đẹp hoài cổ nhẹ nhàng của phong cachs này được thể hiện rõ nét:

Nội thất 

Các đồ nội thất theo phong cách này thường mang dấu ấn thời gian, đậm chất hoài cổ. Một số gợi ý mà các công trình thường sử dụng như bức tranh cũ, đồng hồ xưa, đèn chùm có tuổi thọ lâu đời hay là những bộ bàn ghế gỗ đã bong lớp sơn, bộ sofa đã sờn cũ với màu xám, màu be… Tuy cũ kỹ nhưng các đồ dùng đều có tính thẩm mỹ cao tô điểm vẻ đẹp cho không gian sống.

Ở Việt Nam, phong cách hoài cổ này được thể hiện qua những đồ vật điển hình như chăn con công, bộ ghế salon thùng, radio cũ… Những vật dụng thời chiến được thiết kế đơn giản, không cầu kỳ nhưng khơi gợi nét hoài niệm xưa.

Màu sắc

Phong cách này chia thành 2 giai đoạn và sử dụng những tông màu khác nhau theo từng thời kỳ:

  • Giai đoạn 1920 – 1940: Đây là thời kỳ của phong cách Art Deco Vintage sử dụng các gam màu trung tính, nhẹ nhàng
  • Giai đoạn 1930 – 1960: Đây là thời kỳ của phong cách Mid Century Modern sử dụng gam màu gây ấn tượng mạnh.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có 3 tông màu được xem là đặc trưng của phong cách hoài cổ chính là nâu, rêu và be. Ngoài ra, phong cách này còn gắn liền với các sắc màu nhẹ nhàng khác như be, kem, hồng nhạt, trắng, xanh dương… Những gam màu này thể hiện dấu ấn thời gian, gợi lên cảm giác yên bình, trầm lắng.

Sự kết hợp của những gam màu đa dạng, nhẹ nhàng, đậm dấu ấn thời gian

Sự kết hợp của những gam màu đa dạng, nhẹ nhàng, đậm dấu ấn thời gian

Đồ vật trang trí

Những đồ vật trang trí mang tính cổ điển, xa xưa có tác dụng tô điểm không gian đậm chất hoài cổ. Đó có thể là khung tranh cũ, gối tựa, lọ hoa, đồng hồ… Hay là rèm cửa với chất vải voan, vải ren cách điệu hoặc cotton góp phần thể hiện sự nhẹ nhàng, bay bổng đúng tinh thần hoài niệm.

Thậm chí, bạn có thể trang trí bằng thảm trải sàn hoặc giấy dán tường bằng các màu pastel nổi bật như kem, hồng nhạt. Hay không gian thấm đượm sự cũ kỹ qua bức tường rêu phong, lớp gạch đỏ hay khăn trải bàn đã phai màu…

Ngoài ra, bạn có thể trang trí thêm cho không gian bằng thảm trải sàn hay giấy dán tường với các màu pastel nổi bật như màu kem, hồng nhạt,…

Không phải không cách nội thất nào cũng sử dụng yếu tố trang trí linh hoạt và đa dạng như phong cách này. Các vật dụng trang trí không cầu kỳ, kén chọn mà có thể phù hợp với sở thích và niềm đam mê của gia chủ.

Những người yêu thích phong cách này thường sưu tập đồ second hand, đồ cổ và đưa nó vào không gian sống của mình. Có những món đồ có tuổi đời còn nhiều hơn tuổi của chủ nhân sưu tập.

Ánh sáng

Trong bất kỳ phong cách thiết kế nào, kể cả phong cách Vintage, ánh sáng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Bạn cần bố trí ánh sáng hợp lý để các đồ nội thất, đồ trang trí được thể hiện hình ảnh một cách khéo léo và nổi bật.

Ánh sáng tự nhiên đến từ các cửa sổ giúp không gian thêm thông thoáng và cởi mở. Ánh sáng nhân tạo từ đèn với màu sắc ấm áp, nhẹ nhàng như vàng tạo cảm giác bình yên, trầm lắng cho căn phòng. 

Ánh sáng được đưa vào phòng một cách khéo léo

Ánh sáng được đưa vào phòng một cách khéo léo

Tùy vào từng không gian và phong cách của người sử dụng để sử dụng ánh sáng một cách linh hoạt. 

Chất liệu

Có sự khác biệt trong chất liệu của phong cách hoài cổ ở phương Tây và Việt Nam. Các nước phương Tây chuộng các chất liệu làm từ vải voan, gỗ … Việt Nam áp dụng phong cách này với các chất liệu phổ biến nhất là gỗ, vải, sắt…

Phân biệt phong cách Vintage với phong cách Retro

Vintage và Retro là hai phong cách khiến nhiều người nhầm lẫn. Chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng bên cạnh đó có thể phân biệt qua những yếu tố sau:

Tiêu chí  Phong cách nội thất Vintage Phong cách nội thất Retro
Định nghĩa Là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại.

Hướng đến sự hoài cổ, nhẹ nhàng, bình dị

Là sự cách tân mạnh mẽ của phong cách cổ điển.

Hướng đến sự đơn giản, chân thành

Màu sắc Màu nhẹ nhàng: trắng, xanh dương, be, hồng nhạt… Đa dạng sắc màu như xanh lam, cam ngọt, nâu đỏ…
Nội thất Đồ nội thất đượm màu thời gian như tranh treo cũ, đồng hồ xu, sofa sờn cũ… kết hợp với thiết bị hiện đại như máy tính, đồ gia dụng mới… Nội thất được cách tân từ thiết kế cổ điển như bàn ghế, kệ, tủ…

Cả hai phong cách Vintage và Retro cùng nhau tạo nên những mảnh ghép thú vị cho cuộc sống, cùng làm phong phú thêm vẻ đẹp của không gian sống. Tùy vào sở thích và nhu cầu của gia chủ để lựa chọn lối thiết kế phù hợp.

Những điều cần lưu ý trước khi thiết kế nội thất phong cách Vintage

Dù có mong muốn thiết kế không gian theo phong cách nào thì bạn cũng cần bỏ túi những lưu ý cần thiết. Đối với phong cách này, đừng bỏ qua những vấn đề sau:

  • Lên ý tưởng thiết kế mang đến sự ấm áp, gần gũi và mộc mạc cho không gian.
  • Nắm vững và ứng dụng những đặc điểm nổi bật của phong cách này.

Không khó để tái hiện vẻ đẹp hoài cổ đậm chất Vintage 

Không khó để tái hiện vẻ đẹp hoài cổ đậm chất Vintage 
  • Thiết kế hài hòa, thống nhất, tinh tế giữa họa tiết – đồ trang trí – màu sắc.
  • Điểm nhấn đến từ các đồ vật trang trí.

Cụ thể:

Chọn vật dụng nội thất phù hợp với thiết kế ngôi nhà

Giá trị to lớn nhất của phong cách hoài cổ chính là sự lâu đời, tuổi thọ đồ vật càng cao thì giá trị càng lớn. Tuy nhiên, sẽ không còn giá trị cốt lõi này nữa nếu bạn chọn sai vật dụng, chọn đồ nội thất không phù hợp với thiết kế ngôi nhà. Hãy chú ý lựa chọn những đồ dùng có vẻ đẹp và giá trị thống nhất, đồng bộ với phong cách thiết kế ngôi nhà.

Không nên lạm dụng quá nhiều đồ nội thất trong nhà

Phong cách này là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, không phải chỉ tập trung vào sự hoài niệm. Vì thế, bạn không nên sưu tầm tất cả các đồ cổ, đồ giá trị mà quên bổ sung vào những sản phẩm mới mẻ, thú vị. Hãy lựa chọn đồ vật đảm bảo tính thống nhất, hài hòa để không gian cân đối và không quá nặng nề.

Chọn gam màu sáng thay vì gam màu tối

Ánh sáng chính là vũ khí tuyệt vời có tác dụng cải thiện không gian nhỏ, hẹp. Khi diện tích ngày càng thu hẹp thì những gam màu sáng mang đến nguồn năng lượng tươi vui, tích cực và phù hợp với xu thế hiện đại.

Phong cách ưa chuộng những đồ nội thất cũ với gam màu sáng

Phong cách ưa chuộng những đồ nội thất cũ với gam màu sáng

Phong cách thiết kế Vintage đang ngày càng chứng minh sức hút mãnh liệt của mình. Nó không chỉ là phong cách mà còn là không gian sống, là kỷ niệm, là sự tôn vinh giá trị truyền thống.

>> Swedish – Vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật Bắc Âu cổ điển

Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *